Thất vọng về cách tiếp cận của Dell đối với dòng gaming giá rẻ Dell G3
  1. Home
  2. Phần mềm
  3. Thất vọng về cách tiếp cận của Dell đối với dòng gaming giá rẻ Dell G3
Nguyễn Văn Luyến Nguyễn Văn Luyến 5 năm trước

Thất vọng về cách tiếp cận của Dell đối với dòng gaming giá rẻ Dell G3

Nếu như mình ấn tượng với các dòng sản phẩm flagship của Dell bao nhiêu, thì mình lại cảm thấy thất vọng về cách tiếp cận của Dell đối với dòng gaming giá rẻ bấy nhiêu.

Điểm mạnh:

  • Thiết kế chắc chắc, đặc biệt là bản lề
  • Tính di động cao hơn so với phiên bản G7

Điểm yếu:

  • Bàn phím nông
  • Touchpad hoàn thiện kém
  • Chất lượng hiển thị trung bình
  • Nhiệt độ rất cao

Hiện nay, sự cạnh tranh trong phân khúc này là rất lớn, sản phẩm của các hãng cũng bắt đầu ưu ái người dùng hơn với những sự bổ sung về thiết kế, về hệ thống tản nhiệt, về trải nghiệm sử dụng. Tuy nhiên có vẻ như Dell đã cắt bỏ đi khá nhiều đối với dòng gaming giá rẻ của mình. Chất lượng hiển thị màn hình trung bình, mức độ hoàn tiện sản phẩm ở bàn phím, touchpad khá kém, hay điều quan trọng nhất là nhiệt độ là rất cao. Chắc chắn các bạn sẽ phải undervolt và ra trung tâm Bảo hành để được hãng tra loại kem tản nhiệt tốt hơn. Điểm cộng hiếm hoi trên G3, có lẽ nằm ở bản lề, đây là điều mà các hãng vẫn chưa làm được đối với các sản phẩm gaming giá rẻ của mình.

Các sản phẩm hàng đầu của Dell, như Dell XPS, Dell Alienware đều là những sản phẩm đi tiên phong và dành được sự tín nhiệm tuyệt đối nơi người dùng, thế nên ở thời điểm hiện tại hãng đang được hưởng lợi khá nhiều từ cái tầm của một thương hiệu lớn. Nhờ đó mà cứ mỗi khi Dell ra mắt một dòng sản phẩm laptop mới, đặc biệt là sản phẩm giá rẻ dễ tiếp cận, sự chú ý của người dùng là rất lớn, điển hình như là chiếc Dell G3.

THIẾT KẾ

Nếu như chiếc Dell G7 có thể bị phàn nàn về kích thước lớn, trọng lượng nặng, thì ở phiên bản đàn em G3 đã giải quyết được vấn đề đó. Thiết kế của G3 nay đã mỏng hơn, nhẹ hơn, thanh mảnh hơn. Bên cạnh đó G3 cũng đi kèm 3 phiên bản màu sắc khác nhau.

Thất vọng về cách tiếp cận của Dell đối với dòng gaming giá rẻ Dell G3

Đó là tất cả những điều mình có thể khen về mặt thiết kế của chiếc máy này. Còn lại thì nói chung mình không có nhiều ấn tượng. Là một sản phẩm gaming, so sánh trong thế giới gaming, G3 sẽ tỏ ra lép vế nếu đứng cạnh đối thủ của nó như MSi GF63 với viền mỏng vừa ra mắt. Với mức giá ít nhiều cũng lên đến gần 1000 USD thì thiết kế của G3 thực sự cũng không có nhiều điều để phân biệt nó với những mẫu laptop văn phòng giá rẻ của hãng, ngoại trừ logo Dell và đèn Led phím có màu xanh dương đặc trưng của Dell Inspiron Gaming làm điểm nhấn.

Toàn bộ máy đều được làm bằng chất liệu nhựa, chất lượng hoàn thiện ở mức trung bình nhưng độ chắc chắn là khá cao, đặc biệt ở khu vực bản lề gập mở rất đầm tay, đảm bảo độ bền bỉ cho máy bởi vị trí này chúng ta tác động rất nhiều khi sử dụng.

CỔNG KẾT NỐI

Về cổng kết nối, G3 được trang bị khá đầy đủ. Chúng ta có 3 cổng USB-A, 1 cổng HDMI, 1 cổng mạng LAN, jack cắm tai nghe và cả khe thẻ SD. Hơi tiếc là G3 không có USB-C Thunderbolt 3. nhưng với 20 triệu đồng, đó là những thứ mà bạn có.

BÀN PHÍM VÀ TOUCHPAD

Bàn phím của G3 gần như giống hệt với chiếc G7, layout hợp lý nhưng hành trình khá nông, gõ không được thoải mái lắm.

Trackpad phản hồi tốt, nhưng độ hoàn thiện thì rất dở, chỉ cần chạm nhẹ trên bền mặt là cả trackpad đã bị lún xuống rồi, hay chất liệu bề mặt không cao cấp, sần sần di rất dít tay. Khi thao tác chạm nhẹ cảm ứng trackpad sẽ nghe tiếng ‘lạch phạch’ hơi khó chịu.

MÀN HÌNH VÀ LOA

Màn hình có chất lượng hiển thị chỉ ở mức trung bình.

  • sRGB: 58%
  • AdobeRGB: 37%
  • Độ sáng: 200 nits
  • Tương phản: 620:1
  • DeltaE: 3.82

Màu sắc màn hình của G3 hơi nhợt nhạt do độ bao phủ màu, độ tương phản cũng như độ chính xác không cao, nó sẽ không phù hợp cho việc chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Bù lại nhờ sử dụng tấm nền IPS nên cảm giác nhìn khá dễ chịu, đây là cải tiến đáng kể bởi ở những năm trước kể cả dòng Inspiron 7000 series vẫn sử dụng TN. Nay G3 đã có IPS.

Độ sáng thấp chỉ ở 200 nits vừa phải cho sử dụng trong nhà.

Loa G3 cho chất lượng trung bình đủ dùng cho một chiếc laptop gaming giá rẻ bất ngờ là âm lượng khá to so với mức thông thường laptop từ Dell.

CẤU HÌNH VÀ TẢN NHIỆT

Phiên bản mình đang có ở đây là tùy chọn cấu hình thấp nhất.

  • CPU: i5-8300H 4 nhân 8 luồng, 2.3-4.0-GHz
  • GPU: Nvidia Geforce GTX 1050 4GB Vram
  • RAM: 8GB
  • Lưu trữ: 1TB HDD 5400rpm + bộ nhớ Optain

CPU i5-8300H trên G3 cho sức mạnh khá tốt, thậm chí còn mạnh hơn một chút với i7-7700HQ, rất phù hợp để chiến game cũng như đáp ứng ổn cho nhu cầu công việc đòi hỏi cấu hình cao.

Card đồ họa GTX 1050 4G có thể chơi thoải mái các tựa game ở setting từ low – medium, lên highsetting sẽ hơi đuối ở các game đốt cấu hình như Tom Clancy, PUBG hay Battlefield. Trải nghiệm chơi game là khá ổn, hầu như không bị drop fps quá nhiều.

Tuy nhiên, nhiệt độ của G3 là một vấn đề lớn. Nhiệt độ trung bình của CPU là rất cao lên tới 95 độ C và GPU là 87 độ C. Đây mới chỉ là phiên bản cấu hình thấp nhất, và nhiệt độ đã bắt đầu chạm ngưỡng, có nghĩa là ở các phiên bản cấu hình cao hơn, CPU i7-8750H và card GTX 1060-Q, thì hiệu năng của chúng chắc chắn sẽ bị giảm đi tương đối nếu không có sự can thiệp từ hãng bằng các biện pháp như tra lại keo tản nhiệt. Điểm cộng giữ lại ở hệ thống tản nhiệt này là máy không tạo ra nhiều tiếng ồn, và bề mặt khá mát mẻ do vỏ máy bằng nhựa, nhiệt không truyền nhiều lên chỗ kê tay hay bàn phím, chỉ vào khoảng 34-35 độ C, không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng chúng của chúng ta.

KHẢ NĂNG NÂNG CẤP

Khả năng nâng cấp của G3 cũng rất tiêu chuẩn, tương tự các mẫu laptop gaming hiện nay. Chúng ta có 2 khe ram nâng cấp tối đa 32GB (cấu hình ở đây đã được trang bị sẵn 8GB), 1 khay ổ cứng 2.5 được lắp sẵn 1TB HDD và khe thẻ M2 được trang bị sẵn bộ nhớ đệm optain 16Gb để tăng tốc độ cho HDD lên rất cao.

Đối với việc boot win và mở ứng dụng, mở game hay đối với tác vụ chúng ta thường xuyên sử dụng thì tốc độ là rất cao, trải nghiệm gần như tương đồng với SSD thông thường. Nhưng đối với việc dựng phim, edit video, thì bộ nhớ optain là gần như vô dụng bởi khi đó file dữ liệu của chúng ta là quá lớn. Đó chính là lí do vì sao mình vẫn thích SSD hơn Optain, khi dựng video mình thường lưu toàn bộ file footage vào SSD. Còn nếu Dell cũng như các hãng muốn tăng tốc độ cho HDD thì có thể sử dụng combo SSD và SSHD thì sẽ hợp lý hơn.

THỜI GIAN SỬ DỤNG

Viên pin 56Wh cho thời gian sử dụng ở các tác vụ thông thường được khoảng 5 tiếng rưỡi, khi tải nặng được khoảng 2 tiếng. Sạc đầy pin chỉ mất khoảng 2 tiếng.

6 lượt xem | 0 bình luận
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu

Bình luận gần đây

//rongcon.net
Nguyễn Văn Luyến 6 tháng trước
Ưng dụng này rất hay cho người hay thực hiện các biểu mâu, thư mời,...
//rongcon.net
Nguyễn Văn Luyến 7 tháng trước
Chuẩn bị lại lên giá
//rongcon.net
Chuyển Đổi Số 12 tháng trước
Có trang nguồn mình tải á, bạn qua trang đó xem thử. Mình cài được bình thường á
//rongcon.net
Chuyển Đổi Số 12 tháng trước
Mỉnh cũng thấy cái gì hay hay lưu lại trên trang cá nhân khi nào cần lấy ra dùng thôi à. Cảm ơn bạn nhiều!
//rongcon.net
quang tuấn 12 tháng trước
ok cám ơn add
//rongcon.net
Đàm kiên 1 năm trước
sao không thấy hướng dẫn khắc phục lỗi the macro vậy
//rongcon.net
Đàm kiên 1 năm trước
file tải về chỉ có 3 file hướng dẫn chứ không có file cài đặt nhé
//rongcon.net
Nguyễn Văn Luyến 2 năm trước
Bài viết hay
ZaloMessengerEmail
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi