";var nuttaibut = "<\/i> T\u1ea3i th\u00eam<\/span>"; Các giải pháp để nâng cao vấn đề kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp! Trang chủGiới thiệuBlogPhần mềmThủ thuậtTiện íchRút gọn liên kếtVòng quay may mắnLiên hệ HomePhần mềmCác giải pháp để nâng cao vấn đề kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp! Nguyễn Văn Luyến 4 năm trướcCác giải pháp để nâng cao vấn đề kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp!Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc sau:+ Tăng doanh thu: do nổ lực chủ quan nhưng bị tác động của yếu tố khách quan.+ Giảm chi phí để tăng lợi nhuận hoặc tăng chi phí để tăng sản lượng tiêu thụ: việc tăng giảm chi phí chủ yếu do sự nỗ lực chủ quan.+ Giảm giá bán để tăng lợi thế cạnh tranh: muốn giảm giá bán thỉ phải giảm chi phí, chủ yếu do nỗ lực chủ quan.Do đó, để tăng lợi nhuận người quản lý phải luôn quan tâm đến kiểm soát chi phí:Trước khi chi tiêu: Định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí.Trong khi chi tiêu: Kiểm soát để chi tiêu trong định mức.Sau khi chi tiêu: Phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sauXem thêm: Phần mềm quản lý bán hàngSau đây là một số giải pháp để nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí cho doanh nghiệp mình.4.1. Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phíĐịnh mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào.Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng.Để công tác định mức chi tiêu được tốt chúng ta cần nhiều kênh thông tin khác nhau, cụ thể như sau:+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (kỹ thuật cung cấp).+ Chi phí thực tế nhiều kỳ (kế toán cung cấp).+ Dự toán chi phí (kế toán cung cấp).Doanh nghiệp cần định mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí:Định mức giá: định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu (đối với định mức giá nguyên vật liệu) hay lương và các chi phí liên quan (đối với định mức chi phí lao động hay còn gọi là định mức lương).Định mức lượng: Để xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lượng, doanh nghiệp cần phải quyết định:+ Số lượng, chủng loại và thành phần kết hợp các nguyên vật liệu để tạo ra từng loại sản phẩm.+ Lượng và loại lao động để sản xuất bất kỳ một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ nào đó.Những định mức kỹ thuật này thường do các chuyên gia lập ra và đòi hỏi phải có những kỹ năng làm việc như nghiên cứu phương pháp làm việc và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể.Khi định mức lượng, doanh nghiệp có thể dùng hai loại định mức sau:Định mức lý tưởng là loại định mức được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc hoàn hảo. Tuy nhiên, điều kiện hoàn hảo này gần như không có được ở hầu hết các doanh nghiệp, do những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của một tổ chức. Định mức lý tưởng có thể giúp nhà quản lý thấy rõ những điểm khác biệt chính tuy nhiên khó áp dụng trong thực tế.Định mức dự kiến (định mức thực tế): loại định mức này thường dễ áp dụng hơn định mức lý tưởng. Đây là các định mức mang tính chất thực tế, vì chúng cho phép một mức độ sai lệch chấp nhận khi thực hiện. Nếu người thực hiện chi phí được quản lý tốt và sẵn sàng hợp tác thì doanh nghiệp dễ đạt được định mức dự kiến.4.2. Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức.Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế so với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh.Doanh nghiệp cần phân tích biến động của một số loại chi phí sau:Phân tích các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một loại biến phí, khi chi phí nguyên vật liệu thực tế khác với định mức chi phí nguyên vật liệu thì ta gọi mức chênh lệch đó là biến động chi phí nguyên vật liệu. Sự biến động này gồm biến động lượng sử dụng và biến động giá nguyên vật liệu.Trong thực tế, sự biến động giá phụ thuộc vào cả nguyên nhân khách quan (quan hệ cung cầu thay đổi trên thị trường, sự thay đổi chính sách của Nhà nước,…) và nguyên nhân chủ quan (chọn chất lượng hàng mua, phương pháp tính trị giá nguyên liệu xuất kho,…). Biến động về lượng nguyên vật liệu sử dụng phụ thuộc vào trình độ quản lý nguyên vật liệu, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, điều kiện nơi sản xuất, …Sự phân tích các biến động nói trên phải được tiến hành càng sớm càng tốt, nhằm phát hiện kịp thời những bất hợp lý để điều chỉnh nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí nguyên vật liệu.Phân tích các biến động chi phí lao động trực tiếp:Chi phí lao động trực tiếp là một loại biến phí, vì vậy việc phân tích các biến động của nó cũng dùng mô hình chung về phân tích biến động biến phí. Biến động chi phí lao động trực tiếp có thể chi tiết hóa như sau:+ Biến động năng suất lao động.+ Biến động thời gian nhàn rỗi (ngừng sản xuất).+ Biến động đơn giá tiền lương.Biến động năng suất phụ thuộc vào công nhân phải mất thời gian sản xuất nhiều hay ít hơn so với định mức. Nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm về biến động năng suất bất lợi, và xác định rõ người chịu trách nhiệm và lý do vì sao thời gian sản xuất lại kéo dài. Năng suất lao động tăng hay giảm có thể thường do ảnh hưởng của các nguyên nhân:+ Sự thay đổi cơ cấu lao động;+ Năng suất lao động cá biệt;+ Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị;+ Chất lượng của nguyên liệu được sử dụng;+ Các biện pháp quản lý sản xuất;+ Chính sách trả lương cho công nhân,….Biến động thời gian nhàn rỗi hay còn gọi là biến động chi phí thời gian xảy ra khi thời gian công nhân không có công việc để làm lâu hơn so với dự kiến.Biến động lương xảy ra khi doanh nghiệp phải trả lương thực tế cho công nhân cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến. Đơn giá tiền lương tăng do nhiều nguyên nhân, có thể tổng hợp thành hai nguyên nhân:+ Do đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên;+ Sự thay đổi về cơ cấu lao động. Tiền lương tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng.Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung:Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp, bởi nó là một chi phí gián tiếp với nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và được tính vào giá thành các sản phẩm thông qua sự phân bổ, vì vậy sẽ không có một mô hình duy nhất về phương pháp để phân tích chung cho các doanh nghiệp. Thông thường phân tích biến động chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau:+ Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến: Theo mô hình phân tích biến phí đã trình bày ở trên, thì sự tăng giảm chi phí sản xuất chung khả biến so giữa thực tế và định mức (hay dự toán) có thể chia thành hai loại biến động: Biến động giá và biến động năng suất. Mặc khác, do chi phí sản xuất chung có nhiều khoản mục nên doanh nghiệp cần lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và xem đó là báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến.+ Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến: đặc điểm cơ bản của chi phí bất biến là không thay đổi cùng với những thay đổi của các mức độ hoạt động. Do vậy, khi phân tích chi phí sản xuất chung bất biến cần lưu ý một số điểm sau:Mọi sự chia nhỏ định phí đều có bản chất giả tạo vì chúng không phụ thuộc vào mức hoạt động.Xây dựng đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung là cần thiết cho quá trình tính toán biến động nhưng không có giá trị đối với việc kiểm soát chi phí đặt trong mối quan hệ với mức hoạt động.Vì những lý do này nên biến động chi phí sản xuất chung bất biến thường được biểu hiện dưới dạng vật chất thay vì tiền tệ. Sự thể hiện các biến động dưới hình thái vật chất sẽ cung cấp cho nhà quản lý một cách rõ ràng và cụ thể hơn nguyên nhân biến động, từ đó sẽ có biện pháp kiểm soát biến động hữu hiệu hơn.Ngoài ra, để có thể kiểm soát các loại chi phí khác, nhà quản lý còn có thể tiến hành phân tích sự biến động của chi phí hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ….4.3. Kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm quản lý chi phíTrung tâm quản lý chi phí là nơi giúp chúng ta xác định, tập hợp chi phí và gắn với một đơn vị tính phí. Trung tâm quản lý chi phí có nghĩa là:– Một phòng ban trong một doanh nghiệp;– Một nơi làm việc;– Một dây chuyền máy;– Một người hay một bộ phận cụ thể;Việc phân chia chi phí ra thành nhiều trung tâm quản lý chi phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thập thông tin về chi phí dễ dàng hơn, qua đó cung cấp thông tin về chi phí phát sinh ở nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Hơn nữa, người quản lý của một trung tâm chi phí nào đó có thể được cấp khoản ngân sách và thông qua đó giúp họ có thể kiểm soát được chi phí.Quan niệm các trung tâm quản lý chi phí ở đây không có nghĩa là tập hợp toàn bộ các bộ phận hoặc các phòng ban trong doanh nghiệp làm trung tâm quản lý chi phí. Chỉ bộ phận nào mà nhà quản lý muốn tính và kiểm soát chi phí hoạt động của nó thì chúng ta mới nên thành lập trung tâm quản lý chi phí.Reply With QuoteĐể có thể kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm chi phí, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống mã số chi phí với hai loại mã chi phí sau:+ Một mã đặc biệt cho mỗi trung tâm quản lý chi phí dùng để xác định bất kỳ khoản chi phí nào phát sinh trong trung tâm đó.+ Một mã đặc biệt cho mỗi loại chi phí hay nhóm các chi phí dù cho chúng phát sinh bất kỳ nơi nào trong doanh nghiệp.Bằng cách kết hợp mã số của các trung tâm quản lý chi phí và mã số của từng loại chi phí sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định đã chi hết bao nhiêu cho một khoản mục chi phí cụ thể nào đó tại một trung tâm chi phí bất kỳ và cứ như vậy có thể quản lý được chi phí trong toàn doanh nghiệp.4.4. Biện pháp giảm chi phíĐể năng cao hiệu quả chi tiêu trong doanh nghiệp, nhà quản lý phải đưa ra được các biện pháp làm giảm chi phí. Nhà quản lý chi phí nên theo quy trình sau để đưa ra các biện pháp giảm chi phí:– Bước 1: nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thông thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian.– Bước 2: nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại.– Bước 3: nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan vì thông thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý.Tóm lại, bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.>>> Phần mềm bán hàngNguồn: //www.techrum.vn/threads/c%C3%A1c-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%83-n%C3%A2ng-cao-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-chi-ph%C3%AD-trong-doanh-nghi%E1%BB%87p.362431/18 lượt xem | 0 bình luận Nguyễn Văn LuyếnLuôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu Đề xuất cho bạnHướng dẫn sử dụng công cụ ký số văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP 2 tháng trướcPhần mềm Winamp phần mềm phát nhạc một thời đã “hồi sinh” 2 tháng trướcPhần mềm chụp màn hình và ghi chú nhanh Snap IT 6 tháng trướcvnTools – Công cụ hỗ trợ chuyển chữ hoa, chữ thường, đọc số thành số…. 7 tháng trướcQuy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C áp dụng từ ngày 1.6.2024 7 tháng trướcỨng dụng Mô phỏng 120 tình huống giao thông trên điện thoại V2.0.0 10 tháng trướcBộ cài đặt phần mềm ÔN TẬP MÔ PHỎNG phiên bản V2.0.0 10 tháng trướcHướng dẫn cập nhật phần mềm ÔN TẬP MÔ PHỎNG từ phiên bản v1.2.2 lên v1.2.3 12 tháng trước Ghost win 7 64bit pro full soft mới nhất 2019 – link Google Drive Nối các ô dữ liệu khác nhau trong excel Top 4 laptop chơi game tốt tầm giá dưới 15 triệu Bình luận gần đâyAddin Word xuất Mail Merge có chức năng cắt ra…Nguyễn Văn Luyến 6 tháng trướcƯng dụng này rất hay cho người hay thực hiện các biểu mâu, thư mời,...Quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1,…Nguyễn Văn Luyến 6 tháng trướcChuẩn bị lại lên giáTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phíChuyển Đổi Số 11 tháng trướcCó trang nguồn mình tải á, bạn qua trang đó xem thử. Mình cài được bình thường áFont chữ thư pháp FZ Tiểu Tự Việt HoáChuyển Đổi Số 11 tháng trướcMỉnh cũng thấy cái gì hay hay lưu lại trên trang cá nhân khi nào cần lấy ra dùng thôi à. Cảm ơn bạn nhiều!Font chữ thư pháp FZ Tiểu Tự Việt Hoáquang tuấn 11 tháng trướcok cám ơn addTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phíĐàm kiên 1 năm trướcsao không thấy hướng dẫn khắc phục lỗi the macro vậyTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phíĐàm kiên 1 năm trướcfile tải về chỉ có 3 file hướng dẫn chứ không có file cài đặt nhéGoogle tung dấu tick xanh trong GmailNguyễn Văn Luyến 1 năm trướcBài viết hay Có nhiều lượt xemNewspaper v9.0 Premium WordPress Themes1379 lượt xemBộ cài đặt phần mềm ÔN TẬP MÔ PHỎNG phiên bản V2.0.01198 lượt xemTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phí1095 lượt xemAddin Word xuất Mail Merge có chức năng cắt ra nhiều file và gửi mail753 lượt xemFont chữ thư pháp FZ Tiểu Tự Việt Hoá672 lượt xemZaloMessengerEmailZaloMessengerEmail Trang chủ Zalo Hỗ trợ Messenger Liên hệ Đồng ý Cookie Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi Tôi chấp nhận
Do đó, để tăng lợi nhuận người quản lý phải luôn quan tâm đến kiểm soát chi phí:Trước khi chi tiêu: Định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí.Trong khi chi tiêu: Kiểm soát để chi tiêu trong định mức.Sau khi chi tiêu: Phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau
Sau đây là một số giải pháp để nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí cho doanh nghiệp mình.4.1. Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phíĐịnh mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào.Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng.Để công tác định mức chi tiêu được tốt chúng ta cần nhiều kênh thông tin khác nhau, cụ thể như sau:+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (kỹ thuật cung cấp).+ Chi phí thực tế nhiều kỳ (kế toán cung cấp).+ Dự toán chi phí (kế toán cung cấp).Doanh nghiệp cần định mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí:Định mức giá: định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu (đối với định mức giá nguyên vật liệu) hay lương và các chi phí liên quan (đối với định mức chi phí lao động hay còn gọi là định mức lương).Định mức lượng: Để xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lượng, doanh nghiệp cần phải quyết định:+ Số lượng, chủng loại và thành phần kết hợp các nguyên vật liệu để tạo ra từng loại sản phẩm.+ Lượng và loại lao động để sản xuất bất kỳ một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ nào đó.Những định mức kỹ thuật này thường do các chuyên gia lập ra và đòi hỏi phải có những kỹ năng làm việc như nghiên cứu phương pháp làm việc và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể.Khi định mức lượng, doanh nghiệp có thể dùng hai loại định mức sau:Định mức lý tưởng là loại định mức được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc hoàn hảo. Tuy nhiên, điều kiện hoàn hảo này gần như không có được ở hầu hết các doanh nghiệp, do những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của một tổ chức. Định mức lý tưởng có thể giúp nhà quản lý thấy rõ những điểm khác biệt chính tuy nhiên khó áp dụng trong thực tế.Định mức dự kiến (định mức thực tế): loại định mức này thường dễ áp dụng hơn định mức lý tưởng. Đây là các định mức mang tính chất thực tế, vì chúng cho phép một mức độ sai lệch chấp nhận khi thực hiện. Nếu người thực hiện chi phí được quản lý tốt và sẵn sàng hợp tác thì doanh nghiệp dễ đạt được định mức dự kiến.4.2. Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức.Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế so với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh.Doanh nghiệp cần phân tích biến động của một số loại chi phí sau:Phân tích các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một loại biến phí, khi chi phí nguyên vật liệu thực tế khác với định mức chi phí nguyên vật liệu thì ta gọi mức chênh lệch đó là biến động chi phí nguyên vật liệu. Sự biến động này gồm biến động lượng sử dụng và biến động giá nguyên vật liệu.Trong thực tế, sự biến động giá phụ thuộc vào cả nguyên nhân khách quan (quan hệ cung cầu thay đổi trên thị trường, sự thay đổi chính sách của Nhà nước,…) và nguyên nhân chủ quan (chọn chất lượng hàng mua, phương pháp tính trị giá nguyên liệu xuất kho,…). Biến động về lượng nguyên vật liệu sử dụng phụ thuộc vào trình độ quản lý nguyên vật liệu, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, điều kiện nơi sản xuất, …Sự phân tích các biến động nói trên phải được tiến hành càng sớm càng tốt, nhằm phát hiện kịp thời những bất hợp lý để điều chỉnh nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí nguyên vật liệu.Phân tích các biến động chi phí lao động trực tiếp:Chi phí lao động trực tiếp là một loại biến phí, vì vậy việc phân tích các biến động của nó cũng dùng mô hình chung về phân tích biến động biến phí. Biến động chi phí lao động trực tiếp có thể chi tiết hóa như sau:+ Biến động năng suất lao động.+ Biến động thời gian nhàn rỗi (ngừng sản xuất).+ Biến động đơn giá tiền lương.Biến động năng suất phụ thuộc vào công nhân phải mất thời gian sản xuất nhiều hay ít hơn so với định mức. Nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm về biến động năng suất bất lợi, và xác định rõ người chịu trách nhiệm và lý do vì sao thời gian sản xuất lại kéo dài. Năng suất lao động tăng hay giảm có thể thường do ảnh hưởng của các nguyên nhân:+ Sự thay đổi cơ cấu lao động;+ Năng suất lao động cá biệt;+ Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị;+ Chất lượng của nguyên liệu được sử dụng;+ Các biện pháp quản lý sản xuất;+ Chính sách trả lương cho công nhân,….Biến động thời gian nhàn rỗi hay còn gọi là biến động chi phí thời gian xảy ra khi thời gian công nhân không có công việc để làm lâu hơn so với dự kiến.
Biến động lương xảy ra khi doanh nghiệp phải trả lương thực tế cho công nhân cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến. Đơn giá tiền lương tăng do nhiều nguyên nhân, có thể tổng hợp thành hai nguyên nhân:+ Do đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên;+ Sự thay đổi về cơ cấu lao động. Tiền lương tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng.Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung:Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp, bởi nó là một chi phí gián tiếp với nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và được tính vào giá thành các sản phẩm thông qua sự phân bổ, vì vậy sẽ không có một mô hình duy nhất về phương pháp để phân tích chung cho các doanh nghiệp. Thông thường phân tích biến động chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau:+ Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến: Theo mô hình phân tích biến phí đã trình bày ở trên, thì sự tăng giảm chi phí sản xuất chung khả biến so giữa thực tế và định mức (hay dự toán) có thể chia thành hai loại biến động: Biến động giá và biến động năng suất. Mặc khác, do chi phí sản xuất chung có nhiều khoản mục nên doanh nghiệp cần lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và xem đó là báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến.+ Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến: đặc điểm cơ bản của chi phí bất biến là không thay đổi cùng với những thay đổi của các mức độ hoạt động. Do vậy, khi phân tích chi phí sản xuất chung bất biến cần lưu ý một số điểm sau:Mọi sự chia nhỏ định phí đều có bản chất giả tạo vì chúng không phụ thuộc vào mức hoạt động.Xây dựng đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung là cần thiết cho quá trình tính toán biến động nhưng không có giá trị đối với việc kiểm soát chi phí đặt trong mối quan hệ với mức hoạt động.Vì những lý do này nên biến động chi phí sản xuất chung bất biến thường được biểu hiện dưới dạng vật chất thay vì tiền tệ. Sự thể hiện các biến động dưới hình thái vật chất sẽ cung cấp cho nhà quản lý một cách rõ ràng và cụ thể hơn nguyên nhân biến động, từ đó sẽ có biện pháp kiểm soát biến động hữu hiệu hơn.
Ngoài ra, để có thể kiểm soát các loại chi phí khác, nhà quản lý còn có thể tiến hành phân tích sự biến động của chi phí hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ….4.3. Kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm quản lý chi phíTrung tâm quản lý chi phí là nơi giúp chúng ta xác định, tập hợp chi phí và gắn với một đơn vị tính phí. Trung tâm quản lý chi phí có nghĩa là:– Một phòng ban trong một doanh nghiệp;– Một nơi làm việc;– Một dây chuyền máy;– Một người hay một bộ phận cụ thể;Việc phân chia chi phí ra thành nhiều trung tâm quản lý chi phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thập thông tin về chi phí dễ dàng hơn, qua đó cung cấp thông tin về chi phí phát sinh ở nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Hơn nữa, người quản lý của một trung tâm chi phí nào đó có thể được cấp khoản ngân sách và thông qua đó giúp họ có thể kiểm soát được chi phí.Quan niệm các trung tâm quản lý chi phí ở đây không có nghĩa là tập hợp toàn bộ các bộ phận hoặc các phòng ban trong doanh nghiệp làm trung tâm quản lý chi phí. Chỉ bộ phận nào mà nhà quản lý muốn tính và kiểm soát chi phí hoạt động của nó thì chúng ta mới nên thành lập trung tâm quản lý chi phí.Reply With QuoteĐể có thể kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm chi phí, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống mã số chi phí với hai loại mã chi phí sau:+ Một mã đặc biệt cho mỗi trung tâm quản lý chi phí dùng để xác định bất kỳ khoản chi phí nào phát sinh trong trung tâm đó.+ Một mã đặc biệt cho mỗi loại chi phí hay nhóm các chi phí dù cho chúng phát sinh bất kỳ nơi nào trong doanh nghiệp.Bằng cách kết hợp mã số của các trung tâm quản lý chi phí và mã số của từng loại chi phí sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định đã chi hết bao nhiêu cho một khoản mục chi phí cụ thể nào đó tại một trung tâm chi phí bất kỳ và cứ như vậy có thể quản lý được chi phí trong toàn doanh nghiệp.4.4. Biện pháp giảm chi phí
Để năng cao hiệu quả chi tiêu trong doanh nghiệp, nhà quản lý phải đưa ra được các biện pháp làm giảm chi phí. Nhà quản lý chi phí nên theo quy trình sau để đưa ra các biện pháp giảm chi phí:– Bước 1: nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thông thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian.– Bước 2: nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại.– Bước 3: nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan vì thông thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý.Tóm lại, bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.>>> Phần mềm bán hàng
Nguồn: //www.techrum.vn/threads/c%C3%A1c-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%83-n%C3%A2ng-cao-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-chi-ph%C3%AD-trong-doanh-nghi%E1%BB%87p.362431/