";var nuttaibut = "<\/i> T\u1ea3i th\u00eam<\/span>"; Những điều nên chú ý khi lựa chọn Gaming Keyboard Trang chủGiới thiệuBlogPhần mềmThủ thuậtTiện íchRút gọn liên kếtVòng quay may mắnLiên hệ HomePhần mềmNhững điều nên chú ý khi lựa chọn Gaming Keyboard Nguyễn Văn Luyến 5 năm trướcNhững điều nên chú ý khi lựa chọn Gaming KeyboardTừ những nguyên tắc cần phải nhớ đến những lưu ý, kinh nghiệm và những sai lầm thường mắc phải khi lần đầu ‘đi chợ’ mua gear. Tất cả sẽ có trong bài viết này, hy vọng nó sẽ giúp các bạn lựa chọn được một chiếc gaming keyboard ưng ý.Hiện nay các sản phẩm bàn phím chơi game khá đa dạng và phong phú, từ những loại bàn phím thường của các hãng có tiếng như SteelSeries, Logitech, Razer… đến các loại bàn phím cơ cao cấp của Filco, Ducky… Do đó việc lựa chọn một chiếc bàn phím chơi game phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu sử dụng không phải đơn giản. Tuy nhiên cũng có một số nguyên tắc cơ bản, giúp bạn định hướng trong việc lựa chọn một sản phẩm gaming keyboard phù hợp.Chọn bàn phím cơ hay bàn phím thườngCác sản phẩm bàn phím cơ hiện nay được xem là khá cao cấp trong các loại gaming keyboard. Bởi giá thành khá cao (từ 2-3 triệu đồng), tuy nhiên hiệu năng mà chúng đem lại là không thể phủ nhận. N-key rollover có thể thực hiện trên tất cả các phím (trong khi các bàn phím gaming thông thường chỉ hỗ trợ tối đa 4-6 phím), độ nẩy của phím tốt nhờ cơ cấu switch đặc biệt, lực ấn nhẹ và không gia tăng theo thời gian như các loại phím thông thường, độ bền cao. Ngoài ra bàn phím cơ còn cho một cảm giác nhấn phím khác biệt tùy theo từng loại switch. Nhược điểm của bàn phím cơ ngoài giá thành cao là tiếng ồn mà nó gây ra, mỗi loại bàn phím cơ có mức độ tiếng ồn khác nhau tùy thuộc vào loại switch. Một số độc giả của tờ PCWorld cho biết họ thậm chí còn không thể nói chuyện qua Skype khi đang sử dụng bàn phím cơ vì nó quá ồn. Ngoài ra, các loại bàn phím cơ có thiết kế khá đơn giản, không màu mè (không có đèn led, trừ Black Widow của Razer), do đó vẫn chưa làm hài lòng những người thích một bộ gear trông hầm hố.Nói chung, bàn phím cơ là một sản phẩm đẳng cấp dành cho các game thủ có điều kiện kinh tế, nhiều ưu điểm nổi bật với vẻ ngoài đơn giản tạo cá tính riêng. Tuy nhiên giá thành khá đắt và các mẫu bàn phím cơ chính hãng ở thị trường Việt Nam hiện nay không nhiều.Nếu bạn có nhu cầu tậu một chiếc bàn phím cơ thì có một lời khuyên là nên tìm hiểu kỹ các thông số, đặc biệt là loại switch được sử dụng trong bản phím đó. Nên chọn các loại Black, Brown switch do sự tương thích với việc chơi game, phím bấm êm, nảy tốt và tiếng ồn nhỏ. Tránh loại Blue switch do tiếng ồn lớn và Red switch do quá nhạy dễ dẫn đến ấn nhầm phím.Lựa chọn phù hợp với nhu cầuGiống như chuột, bàn phím cũng cần lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu, chính xác là thể loại game mà bạn chơi. Đối với các game thủ FPS, tuy không quan trọng bằng chuột và head phone nhưng bàn phím cũng cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu. Như khả năng nhận nhiều phím (N-key rollover) của các phím ASD ctrl, thiết kế phím window tránh bị bấm nhầm và tốt nhất là có thêm tính năng vô hiệu hóa phím window. Còn đối với các game thủ RTS, bàn phím là một phần hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến tốc độ các thao tác của game thủ (apm). Do đó, việc đầu tư một bàn phím ngon là điều cần thiết, với độ nảy tốt, phím bấm êm và độ nhạy vừa phải để tránh những thao tác nhầm. Các loại bàn phím cơ là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên nếu không đủ ‘lực’ bạn có thể chọn các loại bàn phím của Logitech hoặc SteelSeries với mức giá từ 400-600 ngàn là có thể đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu, hoặc săn tìm một em Samsung DT-35 (bàn phím ưa chuộng của các game thủ Hàn Quốc) trên các diễn đàn.Hiện nay ngoài việc chú trọng vào chất lượng và kiểu dáng, các hãng sản xuất còn thu hút game thủ bằng cách thêm nhiều tính năng vào một chiếc keyboard. Từ các phím macro, mutil media đến màn hình LCD, các cổng usb và headphone, có quá nhiều thứ được tích hợp vào một bàn phím chơi game. Tuy nhiên tất cả đều không cần thiết, ngay cả những phím macro được quảng cáo là điểm nổi bật dành riêng cho các game thủ cũng không mấy khi được sử dụng. Do đó bạn nên lựa chọn một bàn phím với các tính năng cơ bản, một số phím media hay âm lượng là quá đủ, hiện đại quá chỉ hại điện mà thôi.Giá thành là yếu tố quan trọngCác game thủ Việt Nam thường trong tình trạng ‘tiền thì không thiếu nhưng nhiều thì không có’, do đó khi mua một chiếc bàn phím chơi game ngoài việc chú ý đến chất lượng thì giá thành phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu không có điều kiện bạn có thể lựa chọn các bàn phím bình dân như Mitsumi hay Logitech classic, với giá chỉ trên dưới 100 ngàn và hiệu năng sử dụng không có gì đáng phàn nàn.Nếu rủng rỉnh hơn một chút thì các sản phẩm tầm chung của các hãng có tiếng như Dell, SteelSeries hay Genius đều đáng chú ý. Còn nếu bạn không ngại đầu tư một keyboard ngon thì ngoài các bàn phím hàng hiệu của Razer, Logitech thì các bàn phím cơ là lựa chọn hàng đầu với các sản phẩm của Filco, Ducky…Một điều lưu ý nữa là bạn nên tính toán để có một bộ gear hoàn chỉnh, tránh việc đầu tư quá nhiều cho một chiếc bàn phím để rồi không có tiền mua chuột và headphone. Tuy nhiên bạn cũng có thể để dành tiền để đầu tư một bộ gear chất lượng, nhưng phải theo đúng trình tự hợp lý. Ví dụ đối với một game thủ FPS thì chuột, bàn di và head phone phải được ưu tiên trước, còn với game thủ RTS thì bàn phím lại là quan trọng nhất.Một số kinh nghiệm khác khi mua bàn phímKhi đã ‘nhắm’ một chiếc bàn phím thì bạn nên tham khảo thêm các thông số, tính năng từ nhà phát hành. Tham khảo các bài review, đánh giá và cảm nhận trên các diễn đàn cũng là điều cần thiết, có thể trong lúc dạo qua các diễn đàn bạn lại tìm được một thiết bị phù hợp với mình.Tránh việc chạy theo số đông mà quên đi cảm nhận của bản thân. Các sản phẩm gaming keyboard có nhiều loại, có thể phù hợp với người khác nhưng lại không phù hợp với bạn, do đó cảm nhận của bạn là điều quan trọng nhất. Cũng đừng nghe những lời quảng cáo về các loại bàn phím chuyên dành cho game thủ, bởi các hãng sản xuất chỉ muốn bán sản phẩm của họ mà thôi, và hầu hết các game thủ chuyên nghiệp cũng không sử dụng các sản phẩm quá cao cấp.Khi lựa chọn bàn phím cũng nên lưu ý đến công nghệ in ký tự, bởi có những công nghệ giúp ký tự cực kỳ bền màu còn một số khác lại nhanh chóng biến mất chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Các công nghệ in rẻ tiền thường cho bề mặt ký tự không sắc nét và có cảm giác cộm khi ngón tay tiếp xúc. Các công nghệ tiên tiến hơn như khắc laser hay dye sublimation cho các ký tự sắc nét, nhưng vẫn bị mờ sau thời gian dài sử dụng. Công nghệ đỉnh nhất hiện nay là Double-Shot Injection, đây không phải công nghệ in mà thực chất là hình thức ghép hai phần ngoài và trong của phím để tạo thành ký tự nổi bật. Cách nhận biết đơn giản là khi cậy một phím lên bạn sẽ thấy 2 màu nhựa khác nhau.Lựa chọn một cửa hàng có uy tín với chế độ bảo hành tốt. Khi mua bạn nên dùng thử bàn phím khoảng 5-10 phút, cả ngày tìm hiểu thông tin cũng không quan trọng bằng 5-10 phút này. Nếu mua các bàn phím xách tay thì nên có người quen mang về, tránh việc đặt hàng qua mạng rồi ship về vì không đảm bảo trong quá trình vận chuyển và nếu có sự cố gì thì bạn cũng không biết tìm ai để giải quyết.Với các bàn phím 2nd bạn nên test kỹ trước khi mua, nếu còn bảo hành là tốt nhất. Một cách test keyboard đơn giản là bạn giữ cả hai phím SHIFT trái, phải, và gõ câu sau ‘A QUICK BROWN FOX JUMPS OVER THE LAZY DOG’ nhớ là gõ trong khi vẫn đè 2 phím SHIFT nhé, nếu hiện đầy đủ thì bàn phím khá ‘Ok’. Tuy nhiên đây chỉ là một cách test nhanh cho vui, còn muốn thực sự kiểm tra khả năng bàn phím thì người dùng hãy sử dụng phần mềm keyboard test.Theo : Genk7 lượt xem | 0 bình luận Nguyễn Văn LuyếnLuôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu Đề xuất cho bạnHướng dẫn sử dụng công cụ ký số văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP 3 tháng trướcPhần mềm Winamp phần mềm phát nhạc một thời đã “hồi sinh” 3 tháng trướcPhần mềm chụp màn hình và ghi chú nhanh Snap IT 7 tháng trướcvnTools – Công cụ hỗ trợ chuyển chữ hoa, chữ thường, đọc số thành số…. 8 tháng trướcQuy định mới về đào tạo lái xe hạng B1, B2, C áp dụng từ ngày 1.6.2024 9 tháng trướcỨng dụng Mô phỏng 120 tình huống giao thông trên điện thoại V2.0.0 11 tháng trướcBộ cài đặt phần mềm ÔN TẬP MÔ PHỎNG phiên bản V2.0.0 11 tháng trướcHướng dẫn cập nhật phần mềm ÔN TẬP MÔ PHỎNG từ phiên bản v1.2.2 lên v1.2.3 1 năm trước Download ABBYY FineReader 2019 Full Crack Mới Nhất – Hướng Dẫn Cài Đặt Chi Tiết Các plugin dựng trang cần thiết nhất trong theme Newspaper Corel X6 – Hướng dẫn tải và cài đặt chi tiết Bình luận gần đâyAddin Word xuất Mail Merge có chức năng cắt ra…Nguyễn Văn Luyến 7 tháng trướcƯng dụng này rất hay cho người hay thực hiện các biểu mâu, thư mời,...Quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1,…Nguyễn Văn Luyến 7 tháng trướcChuẩn bị lại lên giáTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phíChuyển Đổi Số 12 tháng trướcCó trang nguồn mình tải á, bạn qua trang đó xem thử. Mình cài được bình thường áFont chữ thư pháp FZ Tiểu Tự Việt HoáChuyển Đổi Số 12 tháng trướcMỉnh cũng thấy cái gì hay hay lưu lại trên trang cá nhân khi nào cần lấy ra dùng thôi à. Cảm ơn bạn nhiều!Font chữ thư pháp FZ Tiểu Tự Việt Hoáquang tuấn 12 tháng trướcok cám ơn addTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phíĐàm kiên 1 năm trướcsao không thấy hướng dẫn khắc phục lỗi the macro vậyTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phíĐàm kiên 1 năm trướcfile tải về chỉ có 3 file hướng dẫn chứ không có file cài đặt nhéGoogle tung dấu tick xanh trong GmailNguyễn Văn Luyến 2 năm trướcBài viết hay Có nhiều lượt xemNewspaper v9.0 Premium WordPress Themes1385 lượt xemBộ cài đặt phần mềm ÔN TẬP MÔ PHỎNG phiên bản V2.0.01323 lượt xemTiện ích tiếng Việt trên Word năm 2022 miễn phí1186 lượt xemAddin Word xuất Mail Merge có chức năng cắt ra nhiều file và gửi mail803 lượt xemTải phần mềm HDD Regenerator 1.71 Full key bản quyền – chức năng fix lỗi ổ cứng718 lượt xemZaloMessengerEmailZaloMessengerEmail Trang chủ Zalo Hỗ trợ Messenger Liên hệ Đồng ý Cookie Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi Tôi chấp nhận
Từ những nguyên tắc cần phải nhớ đến những lưu ý, kinh nghiệm và những sai lầm thường mắc phải khi lần đầu ‘đi chợ’ mua gear. Tất cả sẽ có trong bài viết này, hy vọng nó sẽ giúp các bạn lựa chọn được một chiếc gaming keyboard ưng ý.
Chọn bàn phím cơ hay bàn phím thường
Các sản phẩm bàn phím cơ hiện nay được xem là khá cao cấp trong các loại gaming keyboard. Bởi giá thành khá cao (từ 2-3 triệu đồng), tuy nhiên hiệu năng mà chúng đem lại là không thể phủ nhận. N-key rollover có thể thực hiện trên tất cả các phím (trong khi các bàn phím gaming thông thường chỉ hỗ trợ tối đa 4-6 phím), độ nẩy của phím tốt nhờ cơ cấu switch đặc biệt, lực ấn nhẹ và không gia tăng theo thời gian như các loại phím thông thường, độ bền cao. Ngoài ra bàn phím cơ còn cho một cảm giác nhấn phím khác biệt tùy theo từng loại switch.
Nhược điểm của bàn phím cơ ngoài giá thành cao là tiếng ồn mà nó gây ra, mỗi loại bàn phím cơ có mức độ tiếng ồn khác nhau tùy thuộc vào loại switch. Một số độc giả của tờ PCWorld cho biết họ thậm chí còn không thể nói chuyện qua Skype khi đang sử dụng bàn phím cơ vì nó quá ồn. Ngoài ra, các loại bàn phím cơ có thiết kế khá đơn giản, không màu mè (không có đèn led, trừ Black Widow của Razer), do đó vẫn chưa làm hài lòng những người thích một bộ gear trông hầm hố.
Nói chung, bàn phím cơ là một sản phẩm đẳng cấp dành cho các game thủ có điều kiện kinh tế, nhiều ưu điểm nổi bật với vẻ ngoài đơn giản tạo cá tính riêng. Tuy nhiên giá thành khá đắt và các mẫu bàn phím cơ chính hãng ở thị trường Việt Nam hiện nay không nhiều.Nếu bạn có nhu cầu tậu một chiếc bàn phím cơ thì có một lời khuyên là nên tìm hiểu kỹ các thông số, đặc biệt là loại switch được sử dụng trong bản phím đó. Nên chọn các loại Black, Brown switch do sự tương thích với việc chơi game, phím bấm êm, nảy tốt và tiếng ồn nhỏ. Tránh loại Blue switch do tiếng ồn lớn và Red switch do quá nhạy dễ dẫn đến ấn nhầm phím.
Lựa chọn phù hợp với nhu cầu
Giống như chuột, bàn phím cũng cần lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu, chính xác là thể loại game mà bạn chơi. Đối với các game thủ FPS, tuy không quan trọng bằng chuột và head phone nhưng bàn phím cũng cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu. Như khả năng nhận nhiều phím (N-key rollover) của các phím ASD ctrl, thiết kế phím window tránh bị bấm nhầm và tốt nhất là có thêm tính năng vô hiệu hóa phím window.
Còn đối với các game thủ RTS, bàn phím là một phần hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến tốc độ các thao tác của game thủ (apm). Do đó, việc đầu tư một bàn phím ngon là điều cần thiết, với độ nảy tốt, phím bấm êm và độ nhạy vừa phải để tránh những thao tác nhầm. Các loại bàn phím cơ là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên nếu không đủ ‘lực’ bạn có thể chọn các loại bàn phím của Logitech hoặc SteelSeries với mức giá từ 400-600 ngàn là có thể đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu, hoặc săn tìm một em Samsung DT-35 (bàn phím ưa chuộng của các game thủ Hàn Quốc) trên các diễn đàn.
Hiện nay ngoài việc chú trọng vào chất lượng và kiểu dáng, các hãng sản xuất còn thu hút game thủ bằng cách thêm nhiều tính năng vào một chiếc keyboard. Từ các phím macro, mutil media đến màn hình LCD, các cổng usb và headphone, có quá nhiều thứ được tích hợp vào một bàn phím chơi game. Tuy nhiên tất cả đều không cần thiết, ngay cả những phím macro được quảng cáo là điểm nổi bật dành riêng cho các game thủ cũng không mấy khi được sử dụng. Do đó bạn nên lựa chọn một bàn phím với các tính năng cơ bản, một số phím media hay âm lượng là quá đủ, hiện đại quá chỉ hại điện mà thôi.
Giá thành là yếu tố quan trọng
Các game thủ Việt Nam thường trong tình trạng ‘tiền thì không thiếu nhưng nhiều thì không có’, do đó khi mua một chiếc bàn phím chơi game ngoài việc chú ý đến chất lượng thì giá thành phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu không có điều kiện bạn có thể lựa chọn các bàn phím bình dân như Mitsumi hay Logitech classic, với giá chỉ trên dưới 100 ngàn và hiệu năng sử dụng không có gì đáng phàn nàn.
Nếu rủng rỉnh hơn một chút thì các sản phẩm tầm chung của các hãng có tiếng như Dell, SteelSeries hay Genius đều đáng chú ý. Còn nếu bạn không ngại đầu tư một keyboard ngon thì ngoài các bàn phím hàng hiệu của Razer, Logitech thì các bàn phím cơ là lựa chọn hàng đầu với các sản phẩm của Filco, Ducky…
Một điều lưu ý nữa là bạn nên tính toán để có một bộ gear hoàn chỉnh, tránh việc đầu tư quá nhiều cho một chiếc bàn phím để rồi không có tiền mua chuột và headphone. Tuy nhiên bạn cũng có thể để dành tiền để đầu tư một bộ gear chất lượng, nhưng phải theo đúng trình tự hợp lý. Ví dụ đối với một game thủ FPS thì chuột, bàn di và head phone phải được ưu tiên trước, còn với game thủ RTS thì bàn phím lại là quan trọng nhất.
Một số kinh nghiệm khác khi mua bàn phím
Khi đã ‘nhắm’ một chiếc bàn phím thì bạn nên tham khảo thêm các thông số, tính năng từ nhà phát hành. Tham khảo các bài review, đánh giá và cảm nhận trên các diễn đàn cũng là điều cần thiết, có thể trong lúc dạo qua các diễn đàn bạn lại tìm được một thiết bị phù hợp với mình.
Tránh việc chạy theo số đông mà quên đi cảm nhận của bản thân. Các sản phẩm gaming keyboard có nhiều loại, có thể phù hợp với người khác nhưng lại không phù hợp với bạn, do đó cảm nhận của bạn là điều quan trọng nhất. Cũng đừng nghe những lời quảng cáo về các loại bàn phím chuyên dành cho game thủ, bởi các hãng sản xuất chỉ muốn bán sản phẩm của họ mà thôi, và hầu hết các game thủ chuyên nghiệp cũng không sử dụng các sản phẩm quá cao cấp.
Khi lựa chọn bàn phím cũng nên lưu ý đến công nghệ in ký tự, bởi có những công nghệ giúp ký tự cực kỳ bền màu còn một số khác lại nhanh chóng biến mất chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Các công nghệ in rẻ tiền thường cho bề mặt ký tự không sắc nét và có cảm giác cộm khi ngón tay tiếp xúc. Các công nghệ tiên tiến hơn như khắc laser hay dye sublimation cho các ký tự sắc nét, nhưng vẫn bị mờ sau thời gian dài sử dụng. Công nghệ đỉnh nhất hiện nay là Double-Shot Injection, đây không phải công nghệ in mà thực chất là hình thức ghép hai phần ngoài và trong của phím để tạo thành ký tự nổi bật. Cách nhận biết đơn giản là khi cậy một phím lên bạn sẽ thấy 2 màu nhựa khác nhau.
Lựa chọn một cửa hàng có uy tín với chế độ bảo hành tốt. Khi mua bạn nên dùng thử bàn phím khoảng 5-10 phút, cả ngày tìm hiểu thông tin cũng không quan trọng bằng 5-10 phút này. Nếu mua các bàn phím xách tay thì nên có người quen mang về, tránh việc đặt hàng qua mạng rồi ship về vì không đảm bảo trong quá trình vận chuyển và nếu có sự cố gì thì bạn cũng không biết tìm ai để giải quyết.
Với các bàn phím 2nd bạn nên test kỹ trước khi mua, nếu còn bảo hành là tốt nhất. Một cách test keyboard đơn giản là bạn giữ cả hai phím SHIFT trái, phải, và gõ câu sau ‘A QUICK BROWN FOX JUMPS OVER THE LAZY DOG’ nhớ là gõ trong khi vẫn đè 2 phím SHIFT nhé, nếu hiện đầy đủ thì bàn phím khá ‘Ok’. Tuy nhiên đây chỉ là một cách test nhanh cho vui, còn muốn thực sự kiểm tra khả năng bàn phím thì người dùng hãy sử dụng phần mềm keyboard test.
Theo : Genk