Giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG làm các công việc gì?
  1. Home
  2. Phần mềm
  3. Giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG làm các công việc gì?
Nguyễn Văn Luyến Nguyễn Văn Luyến 4 năm trước

Giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG làm các công việc gì?

Bạn muốn tìm hiểu về công việc giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG? Vị trí này làm công việc gì? Bạn cần có những điều kiện gì để làm việc ở vị trí này. Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công việc chính của giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG
Giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG có những công việc chính sau đây.
1. Bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp
Giám đốc thương hiệu là ai? Giám đốc thương hiệu là người bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào, đặc biệt là trong FMCG. Đối với FMCG, người dùng thường đã sẵn có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ. Điều mà các doanh nghiệp cần làm là khiến họ lựa chọn mình thay vì những đối thủ cạnh tranh khác. Trong trường hợp này, một thương hiệu tốt sẽ có xu hướng thu hút được nhiều người dùng hơn. Hơn nữa, người dùng thường đưa ra quyết định sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ FMCG một cách nhanh chóng. Do vậy, nếu sản phẩm/ dịch vụ đó không có tên tuổi, chúng thường dễ bị bỏ qua.
Giám đốc thương hiệu sẽ là người đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường dưới tên thương hiệu đó tạo được ấn tượng đối với người tiêu dùng hiện có và người tiêu dùng tiềm năng.
Đối với FMCG, bao bì sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người dùng nhận diện thương hiệu. Giám đốc thương hiệu đóng vai trò là người đưa ra những ý tưởng mới về thiết kế bao bì sản phẩm (hình dạng, màu sắc, kích thước, hình ảnh, phông chữ,…).
Xem thêm >>> FMCG là gì? Các loại hình công việc trong FMCG?
2. Điều phối hoạt động chung của các chiến dịch marketing
Các chiến dịch marketing hiệu quả sẽ giúp đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp. Giám đốc thương hiệu sẽ làm việc với bộ phận marketing cũng như những đơn vị quảng cáo để đảm bảo rằng mục tiêu thương hiệu cũng như những thông tin liên quan được xuất hiện trong các sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp.
Họ đưa ra những ý tưởng mới cho các sản phẩm trong tương lai dựa trên việc nghiên cứu thị trường và phát triển các chương trình marketing phù hợp với quy định thương hiệu của doanh nghiệp để đảm bảo truyền tải hiệu quả những điểm nổi bật của sản phẩm.
Giám đốc thương hiệu cũng không thể bỏ qua việc cập nhật các xu hướng marketing mới nhất, do đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của các chiến dịch, sự kiện quảng bá thương hiệu.
3. Phối hợp với các bộ phận trong toàn doanh nghiệp
Không chỉ phối hợp với bộ phận marketing, giám đốc thương hiệu còn làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như tài chính, truyền thông, kinh doanh, bán lẻ, phát triển sản phẩm để đảm bảo các chiến lược của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả và tìm kiếm các cơ hội trong tương lai.
4. Ra quyết định
Giám đốc thương hiệu là một trong các quản lý cấp cao. Giám đốc thương hiệu đưa ra các phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ và phân tích về hoạt động chính của thương hiệu. Đây là những thông tin hữu ích giúp đưa ra những chiến lược quan trọng hỗ trợ thực hiện mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trong FMCG không hướng đến các sản phẩm tạo bước đột phá. Họ hướng đến việc liên tục cải thiện và đổi mới những sản phẩm sẵn có. Giám đốc thương hiệu sẽ là người đưa ra quyết định nhằm làm nổi bật những thay đổi này.
5. Các công việc liên quan đến tiêu thụ
Giám đốc thương hiệu dựa vào việc phân tích xu hướng người dùng và thị trường để xác định thị trường đích và thị trường tiềm năng. Thị trường phản ứng như thế nào khi doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch marketing? Họ nói gì về doanh nghiệp, về thương hiệu trên các phương tiện truyền thôn xã hội.
Giám đốc thương hiệu cũng sẽ nghiên cứu thị trường để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thông qua lợi nhuận thu về và đưa ra giải pháp duy trì nếu không thể cải thiện sự hiện diện thương hiệu đối với người tiêu dùng. Trong FMCG, một thương hiệu có thể biến mất hoặc tạo được tiếng vang chỉ sau một đêm. Do đó, giám đốc thương hiệu cần theo dõi sát sao được vấn đề này.
6. Các công việc khác
Ngoài các nhiệm vụ chính trên đây, giám đốc thương hiệu có thể thực hiện những nhiệm vụ khác nếu công việc hoặc cấp trên yêu cầu.
Yêu cầu đối với giám đốc thương hiệu trong FMCG
Nhà tuyển dụng trong FMCG có xu hướng tìm kiếm những giám đốc thương hiệu như thế nào?
1. Kinh nghiệm làm việc
Đối với một vị trí cấp cao như giám đốc thương hiệu, bạn chắc chắn cần có những kinh nghiệm nhất định. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên từng làm việc trong lĩnh vực thương hiệu tại những công ty lớn. Ngoài ra, đam mê với marketing cũng sẽ là một điểm cộng lớn. Nếu bạn đã từng làm giám đốc thương hiệu hoặc vị trí tương tự thực hiện những nhiệm vụ tương đương, bạn sẽ có nhiều khả năng được chọn.
Xem thêm >>> 7 lưu ý để có một hồ sơ phù hợp với công việc trong ngành FMCG
2. Học vấn
Để trở thành một giám đốc thương hiệu, bạn cần có nền tảng trong các ngành marketing, quản lý thương hiệu, kinh doanh và các ngành liên quan. Những kiến thức được tích lũy trong thời gian bạn tham gia các chương trình học này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc.
3. Kỹ năng
Kỹ năng nghiên cứu
Kỹ năng nghiên cứu được sử dụng để phân tích nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, phân tích dữ liệu kinh doanh,…
Kỹ năng cá nhân
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình đều là những kỹ năng cần thiết. Giám đốc thương hiệu cần làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, lãnh đạo nhóm và tổ chức các cuộc họp.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý đội ngũ nhân sự, quản lý hoạt động marketing, quản lý ngân sách,…
Con đường nghề nghiệp của vị trí giám đốc thương hiệu FMCG
Giám đốc thương hiệu trong ngành FMCG sau khoảng bốn năm sẽ đứng đầu một nhóm và giám sát nhiều hạng mục phát triển thương hiệu khác nhau. Nếu bạn có khả năng, sau một thời gian phấn đấu, bạn có thể tiến đến vị trí giám đốc marketing hoặc quản lý chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ năm đến mười năm, tùy theo doanh nghiệp.
Xem thêm >>> 5 điều bạn cần biết trước khi bước chân vào ngành FMCG
Nguồn ảnh: Internet.

Nguồn: //www.techrum.vn/threads/gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u-trong-ng%C3%A0nh-fmcg-l%C3%A0m-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-vi%E1%BB%87c-g%C3%AC.345612/

7 lượt xem | 0 bình luận
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu

Bình luận gần đây

//rongcon.net
Nguyễn Văn Luyến 6 tháng trước
Ưng dụng này rất hay cho người hay thực hiện các biểu mâu, thư mời,...
//rongcon.net
Nguyễn Văn Luyến 6 tháng trước
Chuẩn bị lại lên giá
//rongcon.net
Chuyển Đổi Số 11 tháng trước
Có trang nguồn mình tải á, bạn qua trang đó xem thử. Mình cài được bình thường á
//rongcon.net
Chuyển Đổi Số 11 tháng trước
Mỉnh cũng thấy cái gì hay hay lưu lại trên trang cá nhân khi nào cần lấy ra dùng thôi à. Cảm ơn bạn nhiều!
//rongcon.net
quang tuấn 11 tháng trước
ok cám ơn add
//rongcon.net
Đàm kiên 1 năm trước
sao không thấy hướng dẫn khắc phục lỗi the macro vậy
//rongcon.net
Đàm kiên 1 năm trước
file tải về chỉ có 3 file hướng dẫn chứ không có file cài đặt nhé
//rongcon.net
Nguyễn Văn Luyến 1 năm trước
Bài viết hay
ZaloMessengerEmail
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi